Quảng cáo Google Ads là công cụ quảng cáo trực tuyến hàng đầu đã chứng minh được tính hiệu quả suốt nhiều năm qua. Chỉ cần biết cách chạy quảng cáo Google Ads một cách hiệu quả, bạn đã có thể tiếp cận được hầu hết khách hàng tiềm năng trên môi trường số và thấu hiểu hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết về cách chạy quảng cáo trên Google Ads, cùng với những lý do tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ này để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1. Quảng cáo Google (Google Ads) là gì?
Quảng cáo Google (Google Ads) là chương trình giúp bạn tạo ra quảng cáo một cách chính xác, dễ dàng tiếp cận những khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Google Ads được dùng phổ biến để:
- Quảng bá doanh nghiệp
- Bán sản phẩm, dịch vụ
- Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu
- Tăng lưu lượng truy cập website
Quảng cáo Google Ads thường xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các website thuộc mạng quảng cáo của Google (YouTube, Gmail, mạng hiển thị,…).
2. 06 lợi ích khi chạy quảng cáo Google
Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ SEO TOP, doanh nghiệp đã tìm đến Quảng cáo Google như một phương thức để thúc đẩy bán hàng, dịch vụ và nâng cao nhận diện thương hiệu. Dưới đây là những lợi ích chính mà bạn có thể tận dụng từ việc chạy quảng cáo Google:
- Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm: Chạy quảng cáo Google Ads là cách nhanh nhất để tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua việc hiển thị ngay thời điểm khách hàng mong muốn sản phẩm.
- Xuất hiện trên nhiều mạng quảng cáo: Quảng cáo có khả năng hiển thị trên đa nền tảng của Google như YouTube, Gmail, và hàng loạt trang báo lớn ở mỗi quốc gia (VNExpress, Dân Trí,…).
- Chỉ mất tiền khi có người nhấp vào quảng cáo: Với đa số các hình thức quảng cáo, bạn chỉ trả tiền khi khách hàng nhấp vào quảng cáo hoặc truy cập vào website, giúp tối ưu chi phí quảng cáo.
- Kiểm soát ngân sách dễ dàng: Bạn có thể chọn nơi quảng cáo sẽ xuất hiện và dễ dàng đo lường mức độ tác động của quảng cáo, từ đó điều chỉnh ngân sách chi tiêu theo ngày phù hợp hơn.
- Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch: Với mỗi loại chiến dịch quảng cáo khác nhau, Google sẽ cung cấp một bộ chỉ số riêng giúp bạn theo dõi sát sao hiệu quả chiến dịch.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Sử dụng dịch vụ chạy quảng cáo Google chuyên nghiệp giúp bạn vượt qua đối thủ và chiếm lĩnh thị trường một cách hiệu quả.
3. Cách hoạt động của quảng cáo Google
Có hai yếu tố được Google xem xét để quyết định quảng cáo của bạn có được hiển thị hay không, đó là giá thầu và điểm chất lượng.
3.1. Giá thầu
Giá thầu (hay CPC tối đa) là chi phí tối đa bạn sẵn sàng trả cho một lần khách hàng nhấp vào quảng cáo. Theo Hootsuite, Google Ads hoạt động dựa trên mô hình trả tiền theo lượt nhấp (Pay-per-click model). Vì vậy, để quảng cáo của bạn được hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa bất kỳ trên Google, bạn cần đặt một mức giá thầu để cạnh tranh với đối thủ khác.
Có bốn cách nhà quảng cáo thường dùng để đặt giá thầu bao gồm:
- Chi phí trên một lượt nhấp (Cost-per-click hay CPC)
- Chi phí trên 1000 lượt hiển thị (Cost-per-mille hay CPM)
- Chi phí trên một hành động (Cost-per-action hay CPA)
- Chi phí trên một lượt xem (Cost-per-view hay CPV)
3.2. Điểm chất lượng
Theo Google, điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn. Trên thang điểm 1 – 10, điểm chất lượng càng cao thì bạn càng có khả năng hiển thị quảng cáo ở vị trí tốt hơn với chi phí thấp. Vì vậy, so với tăng giá thầu, cải thiện điểm chất lượng là cách tiết kiệm và hiệu quả hơn để hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ.
Điểm chất lượng là một ước tính về chất lượng của quảng cáo
4. 09 hình thức quảng cáo Google hiện nay
Hiện nay, Google cung cấp nhiều hình thức quảng cáo đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành nghề và mục tiêu kinh doanh khác nhau. Dưới đây là 09 hình thức quảng cáo Google phổ biến nhất:
- Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
- Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
- Quảng cáo Video YouTube
- Quảng cáo Ứng dụng toàn cầu
- Quảng cáo khám phá (Discovery)
- Chiến dịch địa phương (Local Campaign)
- Quảng cáo hiệu suất tối đa (Performance Max Campaign)
- Quảng cáo thông minh (Smart Campaign)
Bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm, ưu và nhược điểm của từng hình thức quảng cáo Google tại bài viết Các loại hình quảng cáo của Google.
5. Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo Google Ads
Để có thể tự tạo tài khoản quảng cáo thành công trên Google Ads, bạn cần lưu ý ba bước sau:
5.1. Điều kiện cần để triển khai quảng cáo Google
Để bắt đầu chạy quảng cáo Google, bạn cần đáp ứng ba điều kiện sau:
- Có tài khoản Gmail đang hoạt động
- Sở hữu website với nội dung tuân thủ luật pháp Việt Nam và các chính sách quảng cáo của Google
- Có thẻ Visa/MasterCard hoặc ví MoMo cài đặt chức năng thanh toán quốc tế
5.2. Đăng ký tài khoản Google Ads và lên chiến dịch thông minh đầu tiên
Để đăng ký tài khoản Google Ads, truy cập vào trang tạo quảng cáo Google Ads, chọn “Bắt đầu ngay” và đăng nhập vào Gmail của bạn. Tiếp đến, bạn thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp trong bốn mục tiêu bao gồm:
- Tăng số lượng cuộc gọi đến
- Tăng doanh số bán hàng hoặc khách hàng tiềm năng
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực
- Tăng lượt xem và lượt tương tác trên YouTube
- Bước 2: Cung cấp thông tin liên quan tới doanh nghiệp
- Bước 3: Viết mẫu quảng cáo theo hướng dẫn gồm ba tiêu đề và hai mô tả. Ngoài ra, với một mẫu quảng cáo tìm kiếm hiện tại, Google cho phép bạn dùng tối đa 15 tiêu đề và bốn mô tả.
- Bước 4: Thêm chủ đề quảng cáo mà bạn muốn triển khai. Google cũng sẽ đề xuất một số chủ đề phù hợp sau khi quét website của bạn.
- Bước 5: Thiết lập vị trí quảng cáo theo bán kính hoặc vị trí cụ thể tùy chỉnh.
- Bước 6: Thiết lập mức ngân sách theo gợi ý hoặc nhập ngân sách theo mong muốn của mình. Sau đó, hãy xem lại toàn bộ các cài đặt đã thực hiện.